Những chuyện kể lịch sử của bác Lê Văn Lan

Một số ghi chép lại từ buổi nói chuyện của nhà sử học Lê Văn Lan, những chia sẻ bổ ích về Thăng Long xưa, trong sự kiện đạp xe kiến trúc của câu lạc bộ A+G

108 Cửa trời

Con số 108 là con số thiên của cả nền văn minh phương Đông (108 Vị anh hùng Lương Sơn Bạc), 108 cửa trời thì phải có 108 tiếng trống để mở, 108 tiếng trống ấy được cấu trúc thành 3 hồi, 9 tiếng. Ta lấy 108 trừ đi 9 tiếng, thì ta có con số 99 điểm, chia được cho 3 hồi.

Như vậy mỗi hồi là 33 tiếng, ta phải đánh đúng 33 tiếng như thế đấy thì mới mở được cửa trời, nếu mà đánh hụt đi, đánh dôi lên thì không khớp. Và như thế thì chúng ta có tấm lòng rất thành kính nhưng khi thực hành tín ngưỡng, thì sự hiểu biết chưa theo kịp tấm lòng, thành ra lực bất tòng tâm. Cho nên chúng ta vô hình chung làm những việc mà nó lại bất cập

Tam trùng thành quách Thăng Long

Ngôi đền cổ nhất trong các kiến trúc dạng đền ở kinh thành Thăng Long xưa. Cao trên nóc ngôi đền Bạch mã là bốn chữ "Đông Trấn Chính Từ" Ngôi đền trấn giữ phía Đông. Đó là địa chỉ 74, 76 phố Hàng Buồm. Được xây 886 CN bởi một viên quan toàn quyền (tương đương với một viên quan toàn quyềnThời Pháp) - Tiết Độ Sứ Cao Biền.

Ngôi chùa cổ nhất của Thăng Long Hà Nội là ngôi chùa Trấn Quốc. Nhưng đầu tiên khi đc khởi dựng vào năm 545 CN, TK VI, ngôi chùa có tên là Khai Quốc Tự, vì vào đúng năm ấy, Đức Lý Nam Việt Đế tên gọi là Bôn, cũng có thể đọc là Bí, hay Phần đều cùng chung 1 nghĩa Dũng sỹ, Rực Rỡ và To lớn. Đều là những tên đẹp của người về sau xưng danh là Hoàng Đế nước Việt, chứ không xưng vua. Của nước Vạn Xuân.

Về sau chùa đổi thành An Quốc, và sau đó là Trấn Quốc.

Từ đền Bạch Mã, lộ trình đi ven đê sông Hồng ở con đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, vòng xuống ô Đông Mác, rồi tạt xuống phía bên phải tới Kim Liên (Đền Đình) thì ta sẽ đi được một phần lộ trình đúng của giấc mơ mà Vua Lý Thái Tổ vào năm đầu vua định đô Thăng Long đã mơ thấy.

Ông muốn xây một tường thành quây lấy phần đất của Hoàng đế và Thần dân của kinh đô của Ngài, ở phía trong. Ngài xây vòng tường thành ấy lên sau vòng tường thứ nhất mà ngài dùng lại của ông Cao Biền xây vào năm 866 gọi là Đại La. Thành Đại La được 2 bộ sử, đều là chính thống cả, của ta Đại Việt Sử Lược Thời Trần và của Tàu Tụng Tư Dị Thông Giám Cư Mục đều ghi gần khớp nhau về cái chu vi (Lấy con số tròn đó là 6 cây số). Cái tòa thành được xây đầu tiên trên đất đế đô này của ông Cao Biền có chu vi 6 cây số. Đức Lý Thái Tổ vào năm 1010 khi định đô Thăng Long, đúng quy luật ngày dùng lại cho đỡ lãng phí. Chính Thành Thăng Long là thành Đại La.

Lúc ấy, trong chu vi 6 cây số ấy, vua, quan, quân và thần dân ở lẫn lộn với nhau trong chỉ 1 vòng tường thành như thế. Nên vua Lý Thái Tổ bàn việc nước ở trung tâm, ngài thấy phiền muộn vì những tiếng vợ mắng chồng, cãi nhau của dân chúng ngay trong phạm vi 6 cây số ấy làm ngài thấy làm phiền muộn. Nên 4 năm sau (1014), ngày chủ trương xây một vòng thành nữa chùm ra ngoài vòng thành cũ, theo vết tích để lại là 30 cây số chu vi. Tuy là vòng thành xây thứ 2 nhưng về vị trí nó ở ngoài cùng.

Vòng thành cuối cùng lại có vị trí ở trong cùng: Long Thành, Long Phụng Thành hay Cấm thành, nhỏ hơn nằm bên trong, xuất hiện năm 1028 muộn hơn, đó là năm của vụ Loạn Tam Vương, khi Lý Thái Tổ vừa băng hà, thì ba ông con trai trong đó có một ông em nổi loạn tranh ngôi ông con trưởng Lý Vật Mã là người chắc chắn đã được chỉ định để thừa kế. Cái loạn đó bục ra ngay ở trong trung tâm kinh thành thăng long. Nên dẹp xong loạn Tam Vương. Lý Thái Tông - Lý Vật Mã lên ngôi, quyết định xây vòng tường thành trong cùng để bảo vệ ông ấy cùng vợ con ông ấy mà gọi kính cẩn là hoàng gia, hoàng tộc ở trong cùng.

Đền Quan Thánh

Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ. Đêm về Lý Thái Tổ nằm mộng thấy con ngựa trắng xuất hiện ở cổng Đền buổi sáng ngài làm lễ, đi một vòng theo con đường: Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, vòng xuống Ô Đông Mác, rồi vòng sang Kim Liên, rồi từ Kim Liên vòng lên Thủ Lệ, vòng tiếp lên Quán Trấn Vũ, lên Hàng Buồm, rồi biến mất vào trong ngôi Đền Bạch Mã. Nếu đi theo lộ trình ấy, Lý Thái Tổ cứ theo dấu chân ấy xây thành, quả nhiên không đổ nữa. Đó là vòng thành thứ 3.

Ở tất cả các cuốn từ điển biểu tượng, hình tượng ngựa trắng tượng trưng cho mặt trời, như vậy Bạch Mã xuất hiện ở Đông Trấn Chính Từ, là chỗ mặt trời mọc, đi đúng một vòng của mặt trời đi qua Tứ Trấn, 4 điểm linh thiêng mà trời đất đã dành cho những thần dân ở Kinh Đô ở.

Nhĩ Hà hay Nhị Hà (Sông Hồng) quanh Bắc sang Đông, Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này, cái vòng tròn thiêng ấy là quay lấy đúng 3 dòng sông, Hà Nội tức là ở trong Sông. Sự Thiêng của Hà Nội có được do sự che chắn của những đường nước ngoài cái việc làm Thủy Đạo, đó còn là chiến hào để phối kết đắp lên những bức tường, bức tường 30 cây số, tung hứng với con đường nước ấy. bảo vệ cho Thăng Long Hà Nội.

Cái quy hoạch này đã dựa chắc vào cái đặc điểm địa lý học, nền đất của kinh đô, thủ đô Hà Nội.

4 Điểm thiêng

Đền Bạch Mã

Đặc điểm kiến trúc của đền Bạch Mã chính ở cái vòm mái, gọi là vỏ cua, 3 lớp đền căng ngang hình chữ nhị, chữ tam để lộ ra các khoảng sân trời để trống. Tuy nhiên phố phường đông đúc, cái khoảng sân trống như vậy sẽ trở nên lãng phí. Nên người ta làm cái Vỉ Cua, để phủ lên cái Sân, thế là có diện tích nội thất trong nhà mà lại ở ngoài trời.

Ông từ trong hậu cung rất nghiêm, nhưng nếu khéo léo một tí, thì ông ấy sẽ mở cửa hậu cung cho ta xem. Trong đó có một pho tượng rất đẹp, hậu cung được làm theo kiểu cổ, là một sàn gác, chứ không bệt xuống đất, bắc thang lên như kiểu nhà sàn, thang nằm bên trái.

Chủ đề tín ngưỡng ở dây, nó là một phức hợp. (có thể hỏi thăm, nhưng cách tốt nhất là tự đọc hàng chữ tên thần ở lưng cỗ long ngai) Ở đây có hàng chữ gồm cấu trúc 3 phần: Long Đỗ Thần Quân, Quảng Lợi, Bạch Mã Đại Vương. Ta biết được có ba lớp thần linh được thờ phụng và chủ đề tín ngưỡng.

Long Đỗ Thần Quân: Chủ của các vị thần, Rốn Rồng. Ở núi Long Đỗ hay núi Nùng (Sơn Danh) ở trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, đó là chỗ ở của Rồng thiên, quấn quanh cao điểm ấy. Làng đầu tiên ở địa điểm ấy vào thời kỳ đầu Công Nguyên gọi là Hương Long Đỗ, chỗ đấy là điểm cao nhất, khi mà HN còn đang lầy lội. Ở đó có một vị già làng tên là Tô Lịch, ông ấy Phúc đức nhân hậu và có tài quản lý cái làng của mình, Sinh vi tướng, tử vi thần, sau khi chết đi, ông trở thành Thành Hoàng Làng, trở thành người bảo hộ đầu tiên cho cái vùng đất đế đô Kinh Kỳ này, và ở trong sách Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên, đầu thế kỷ 14, có chép rất rõ về thần Long Đỗ, chính là ngài Tô Lịch. Sau trở thành thần của toàn vùng mà ông Cao Biền xây vòng thành 6 cây số. Từ chỗ ấy, đi về phía Đông, Cao Biền gặp thần Tô Lịch, nổ ra một cuộc chiến tranh giữa thần quan của Đất Đế Đô và người xâm lược (Cao Biền) Cao Biền thua, dù đã thắng rất nhiều cuộc chiến tranh tâm lý, diệt nhiều thần linh của người Việt. Vì Cao Biền đào hố ở dưới đất, đặt xuống đó rất nhiều Đồng, Sắt, Kim Loại nhằm yểm thần Tô Lịch, nhưng thần có sức mạnh vô biên, ngay trong đêm thần sai sấm sét đánh chỗ yểm ấy làm những kim loại ấy nát vụn ra như cám (Theo Việt Điện U Linh Tập). Cao Biền thua nhưng rất fairplay, xây ngay một đền thờ người chiến thắng - đền là đền Bạch Mã.

Quảng Lợi: là chữ do vua Lê Thái Tông ở TK 15 ban cho, vì chỗ này xây giữa khu phố cổ HN, nhà cữa san sát, cháy rất nhiều. Tuy nhiên cứ đến Đền Bạch Mã là tắt, rất thiêng.

Bạch Mã Đại Vương: Biểu tượng của mặt trời.

Đền đình Kim Liên

Đây là một cao điểm, 1 gò. Đền đình nếu vào thăm thì phải bước qua hệ thống bậc. (Cao điểm này nổi lên trên 1 vùng có tên là Đồng Lầm, cửa ô mở ra từ đấy cũng gọi là Ô Đồng Lầm, Cánh Đồng lầy lội...) Ở đây có một loại váy đụp được nhuộm bằng bùn...

Có một cách gọi khác nho nhã hơn là Bông Hoa vàng, hay Kim Hoa, nhưng đến thời vua Thiệu Trị 1840 ông ra lệnh, nơi nào có tên Hoa phải đổi ngay vì trùng tên bà Hồ Thị Hoa, mẹ vua (vợ vua Minh Mệnh) do đó làng, ô kim Hoa phải đổi thành Kim Liên, hay hoa Sen vàng.

ở dốc Yên Phụ có làng Yên Hoa, nên cũng phải đổi thành Yên Phụ (dốc cao yên tĩnh)

Phía bên Đình Kim Liên có một con Hồ, gốc là sông, đổ lên sông Tô lịch, và Lên Hồ Tây, một người phụ nữ theo dòng sông này lên Hồ Tây, và bị Giao Long phủ (chữ phủ chỉ chuyện ăn nằm) làm bà ấy có thai. Trở về đây, bà hạ sinh ra đức Linh Lang Đại Vương, có công giúp nước đánh giặc Tống, nên khi ngài hóa, được lệnh của vua nhà Lý, dân làng giữ lấy lệ mà thờ ông. Giữ lấy lệ, tức là Thủ Lệ. Linh Lang Đại Vương đi đánh giặc, trước khi chết xin nhà vua một lá cờ và một con voi để tôi ra trận, trước khi chết muốn ném cờ lên trời, nơi nào nhặt được nơi đấy thờ ông. Khi ông chết, lá cờ rơi xuống 72 nơi, nên 72 nơi thờ ông. Còn con voi khi thấy ông hóa thì quỳ phục ở chỗ ông hóa, nhịn ăn nhịn uống cứ thế mà chết, Voi Quỳ chính là Voi Phục.

Phân biệt đền, quán...

10 chữ

Thần Từ: Nơi nào thờ thần, nơi ấy gọi là từ, Từ là chữ Hán, tiếng Nôm của Từ là Đền *Lừ đừ như ông Từ vào Đền, ...
Phật Tự: Nơi nào thờ Phật gọi là Tự, Tự là chữ Hán, Nôm gọi là chùa.
Hương Đình: Thành Hoàng Làng thì thờ ở Đình
Đạo Quán: Nơi nào thờ thánh của Đạo giáo thì nơi đấy gọi là quán.
Mẫu Phủ: Nơi nào thờ mẫu nơi đó gọi là phủ.

Không được lẫn ĐỀN QUÁN THÁNH đã quán thì thôi đền, đã đền thì thôi quán.

Từ gốc thực chất là Quan Thánh, các bậc trí thức năm 60 lại thêm dấu sắc vào, gây ra sự nhầm lẫn như vậy.

Đền Quan Thánh

Nằm ở vị trí trấn giữ phía Bắc của kinh đô Thăng Long, thờ và rước được một vị thánh của đạo Giáo ở tận núi Vũ Di, Trung Quốc về thờ. Thánh Huyền Thiên Chân Vũ, hay Huyền Thiên Trấn Vũ. Vòm cổng có chữ Chân Vũ Quán, nhưng ở tòa Đại Bái thì lại ghi Trấn Vũ Quán. Khi thành thánh, ngài mổ bụng moi các thành phần cơ thể dễ hư nát, quẳng ra ngoài cánh đồng, để cơ thể thanh sạch, không ngờ rằng những phần cơ thể đấy hóa Yêu quái, (rắn và rùa)... Ngài ngồi cầm thanh gươm diệt trừ phần xấu xa một nửa cơ thể của ngài. Việt Nam rước một ông thần Phương Bắc để chống lại chính Phương Bắc, thật là thú vị :))

Quan Thánh gốc là Từ Quan Vũ, Quan vân trường, là một vị thần mà được người Hoa Kiều đi đâu lập đền thờ ở đấy, gá vào quán Trấn Vũ. (Bây giờ không còn đền đấy nữa, nhưng vẫn có thể tìm thấy tượng Quan Công nằm lăn lóc).